Đến nay, NSƯT Thành Lộc luôn hãnh diện khi được lớn lên trong môi trường kịch nói miền Nam phát triển mạnh mẽ, phong phú với nhiều đoàn kịch lớn nhỏ, đặc biệt là hai đoàn kịch lớn nhất một thuở gồm đoàn kịch nói Kim Cương và đoàn kịch nói Bông Hồng của Thẩm Thúy Hằng.
"Không phải kịch sĩ nào cũng tỏa sáng lấn át cả diễn viên điện ảnh như chị Thẩm Thúy Hằng. Những người từng tiếp xúc Thẩm Thúy Hằng, không ai là không thích chị bởi chị hiền lành, dễ thương, nếu không muốn nói là quá đơn giản. Một người lộng lẫy đến chói lóa tưởng chừng rất kiêu kỳ, thực chất lại vô cùng lành và hồn hậu. Tôi luôn muốn truyền lại tinh thần, lối sống ấy đến thế hệ nghệ sĩ sau này", Thành Lộc nói.
Kỷ niệm Thành Lộc nhớ mãi là lần đang trong hậu trường Sân khấu kịch 5B chờ ra diễn thì thì Thẩm Thúy Hằng gọi đến. Hóa ra, bà xin số anh từ diễn viên Chánh Tín.
"Lúc ấy, tôi có tiếng rồi nhưng trần đời ai mà dám nghĩ được Thẩm Thúy Hằng gọi điện rủ đi diễn, lại ngồi sẵn trên xe chờ đưa đón chứ? Chỉ tiếc lúc ấy tôi đang kẹt một vở kịch dài, lại đóng vai chính. Nếu chỉ vào vai nhỏ, có khi tôi đã trốn đi diễn với chị Hằng", NSƯT cho hay.
Thành Lộc hóm hỉnh nói, Thẩm Thúy Hằng là nghệ sĩ duy nhất khiến anh "thấy sang bắt quàng làm họ". Anh cười lớn: "Chị Hằng đóng rất nhiều phim nhưng không biết có tôi đóng chung không ít trong số đó. Lúc ấy tôi còn nhỏ, chuyên được mời các vai thiếu nhi. Gặp ai, tôi cũng khoe được đóng chung với đại minh tinh Thẩm Thúy Hằng".
Mộng Tuyền: 7 - 8 năm nay, tôi chỉ được nghe giọng Thẩm Thúy Hằng
Nghệ sĩ Mộng Tuyền - một trong bộ 5 "Kỳ nữ" cùng với Thẩm Thúy Hằng, Thanh Nga, Kim Cương và Kiều Chinh - đến chào đàn chị lần cuối. Bà biết Thẩm Thúy Hằng từ năm 1961, đến năm 1963 mới trở nên thân tình.
Cụ thể, năm ấy, Mộng Tuyền đoạt huy chương vàng giải thưởng Thanh Tâm, được Thẩm Thúy Hằng tìm đến chúc mừng trong hậu trường. Hai người làm quen, trò chuyện vui vẻ rồi cho nhau địa chỉ nhà.
Càng quen thân, Mộng Tuyền càng mê, dành tình cảm đặc biệt cho Thẩm Thúy Hằng. Với bà, Thẩm Thúy Hằng như một người chị dễ thương, tốt bụng. Hai người thường hẹn hò đi ăn, đi uống khi có thời gian rảnh.
"Khán giả thường nghĩ các ngôi sao "bằng mặt không bằng lòng" nhưng hai chị em tôi chưa bao giờ cãi nhau, giận hờn. Chị Thẩm Thúy Hằng hội tụ tài sắc lẫn đức độ. Trong đó, tôi ngưỡng mộ nhất đạo đức và nhân cách của chị. Thời chị làm trưởng đoàn kịch, ít ai nhìn thấy sự nhân ái của chị. Dù khó khăn, chị vẫn dang tay đón rất nhiều người vào đoàn kịch, giúp đỡ họ", nghệ sĩ nói.
Những năm sau này, hai người luôn giữ liên lạc, hễ Mộng Tuyền về nước là gọi điện thoại, hẹn hò Thẩm Thúy Hằng. Đến khoảng năm 2015, Mộng Tuyền chỉ có thể gọi điện thoại cho Thẩm Thúy Hằng, không gặp được bà nữa. Minh tinh nói: "Em cứ nghĩ rằng em gọi cho chị đã là chị em gặp nhau rồi, đâu cần gặp mặt chi nữa", Mộng Tuyền đành nghe theo.
Mỗi lần gọi cho Thẩm Thúy Hằng, bà thường nghe kỹ giọng nói đàn chị để đoán biết tình hình. Minh tinh phải xác nhận mình khỏe, sống vui, bà mới yên lòng. Vì thế, sự ra đi đột ngột của Thẩm Thúy Hằng khiến Mộng Tuyền hụt hẫng nhiều.
Trịnh Kim Chi: Cô Thẩm Thúy Hằng mãi mãi là mỹ nhân
Tại lễ viếng Thẩm Thúy Hằng, NSƯT Trịnh Kim Chi là thành viên ban tang lễ (với tư cách Phó Chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM), cũng đồng thời là một hậu bối rất ái mộ minh tinh.
Năm 20 tuổi khi còn là sinh viên trường sân khấu, Trịnh Kim Chi từng có dịp xem trọn vẹn minh tinh Thẩm Thúy Hằng diễn trong vở kịch Lôi vũ.
"Nếu như với những diễn viên khác, tôi cùng lắm đồng cảm với vai diễn của họ. Song với cô Hằng, đến tận bây giờ, vẻ đẹp và diễn xuất của cô vẫn in đậm, rõ nét trong tâm trí của tôi.
Đó là vẻ đẹp sang cả, đài các lấn lướt người khác, một thân hình gọn gàng, gợi cảmdù tuổi đã ngoài 50. Cô diễn xuất vô cùng nhẹ nhàng, thanh tao, không ai có thể rời mắt", NSƯT nói.
Giọng Trịnh Kim Chi chùng xuống khi nhắc đến chuyện người đời bàn tán không hay về ngoại hình của minh tinh Thẩm Thúy Hằng quãng cuối đời.
Là nghệ sĩ cũng là phụ nữ, chị cho hay: "Tôi chưa bao giờ quan tâm những lời nói không hay đó. Cô Hằng đẹp vì tài năng, con người, bình phẩm về ngoại hình là rất sai với cô. Với tôi, cô Thẩm Thúy Hằng mãi mãi là người đẹp, hình ảnh của Phồn Y năm đó vẫn nguyên vẹn như vậy".
Là một hoạ sĩ thuộc thế hệ đầu 7X, sinh ra và lớn lên ở làng quê Bắc bộ nên dễ hiểu vì sao Nguyễn Quang Minh lại hướng cảm hứng sáng tác của mình đến đề tài thuộc về nông thôn và thiếu nữ. Khi thưởng thức tác phẩm thuộc đề tài thôn quê của anh, không khó để người xem có thể nhận ra rằng anh không hề có ý định tái hiện lại phong cảnh hoặc đời sống thôn dã. Mà ở đó Nguyễn Quang Minh đang bộc lộ sự mặc tưởng trầm tư của mình với một thứ làng quê rất khác, rất thanh tao, chập chờn về những hình ảnh trong tâm trí, tâm hồn.
![]() | ![]() |
Chữ “kiệm” đủ để mô tả về những gì mà Nguyễn Quang Minh thể hiện trên tranh: kiệm màu - kiệm nét - bố cục tối giản. Lối vẽ này của Nguyễn Quang Minh làm nhiều người liên tưởng đến tranh của vài họa sĩ tối giản khác. Tuy nhiên, nơi hoạ sĩ 7X vẫn có điều gì đó rất tự nhiên. Anh không cố ý tạo nên những ký hiệu, biểu tượng theo kiểu sắp đặt sẵn. Mà ở đây hoạ sĩ tạo nên một thế giới sắc màu như thể đó là nét vẽ của những ánh nhìn rất hồn nhiên, thơ trẻ, ngây ngô. Thế nhưng điều ấy không hề qua loa hoặc đơn giản.
Những mảng trống trong tranh của anh làm người xem tự do chìm sâu vào những gợi tưởng mông lung, mơ hồ. Như người lớn cố nhớ lại những hồi ức thuở ấu thơ, chỉ còn vài đường nét hiện hữu, giữa những vùng trắng xám mênh mông của trí nhớ. Những nét gợi nhớ ấy tưởng như sắp chạm vào điều gì đó rất thân thiết nhưng kỳ thực lại vô định, khó gọi thành tên.
![]() | ![]() |
Với Minh, dường như việc bước qua những lằn ranh của kỹ thuật nhằm đạt tới độ cảm xúc lay động trong mỗi bức tranh mới là điều mà anh chú tâm. Như có lần nam họa sĩ đã chia sẻ: “Kỹ thuật hay chất liệu với tôi chỉ là phương tiện. Sự chuyển tải cảm xúc vào tác phẩm mới là điều quan trọng nhất”.
![]() | ![]() |
Còn đối với đề tài thiếu nữ, Nguyễn Quang Minh cũng đặc biệt chú trọng đến những cô thôn nữ đương thì. Cái hay của anh ở chỗ những thiếu nữ ấy hiện lên trong không gian tranh như những thực thể của mộng mơ của sự hồi tưởng miên man. Đó gần như là cái đẹp của sự tự nhiên, nguyên sơ, thuần khiết.
“Phụ nữ Á Đông dịu dàng sâu lắng, tôi yêu vẻ đẹp đó, trong sự mặc tưởng vô thức của mình. Vẽ tranh thiếu nữ cũng giống như yêu vậy, chẳng bao giờ có sự hoàn mỹ, chuẩn mực. Đôi khi chỉ là những dáng hình thoáng qua, chút nét duyên ngầm với nụ cười thoảng nhẹ”, nam họa sĩ từng chia sẻ.
![]() | ![]() |
Thiếu nữ của Quang Minh không đô thị hiện đại, vẫn cứ truyền thống như cách anh tự nuôi dưỡng và gợi nhớ trong mình. Có lẽ vì điều này mà các hình ảnh ấy làm người xem thấy quen, thấy gần. Những đường cong mượt mà trong dáng dấp tà áo, thế ngồi của cô gái chính là những khoảnh khắc mà góc nhìn trữ tình trong chàng hoạ sĩ trỗi dậy, trôi qua tâm trí.
Nguyễn Quang Minh không cố đi tìm thêm những chủ đề mới mà chỉ đang lặn sâu hơn vào những cảnh trí đang mỗi ngày một đầy lên trong anh. Đó là những cảnh trí của một chủ thể đa diện, đa chiều. Mỗi bức tranh như là một trích đoạn, một “minh hoạ”, một sự tái hiện cái chủ thể đa diện, đa chiều ấy. Điều này đòi hỏi người xem dường như phải kiên trì song hành với hoạ sĩ, nếu không, đôi khi ta lại vô tình lướt qua một mảnh ghép quan trọng - mảnh ghép góp phần định hình tâm hồn, cá tính nghệ thuật của Nguyễn Quang Minh.
Thúy Ngọc
Theo đó, tác phẩm “Dưới cát là nước” của Nhà hát kịch Quân đội đã xuất sắc giành huy chương vàng.
" alt=""/>'Cơn mưa' giải thưởng ở Liên hoan quốc tế sân khấu thử nghiệm